Hội thảo khoa học “Ứng dụng phương pháp tiếp cận năng lực trong đào tạo ngành Công nghệ may và Thiết kế thời trang đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0”

Đăng ngày 685 lượt xem

Ngày 11/12/2021, trường Đại học SPKT Hưng Yên phối hợp với Trung tâm Pháp ngữ Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (CREFAP/OIF) tổ chức Hội thảo cấp trường với chủ đề “Ứng dụng phương pháp tiếp cận năng lực trong đào tạo ngành Công nghệ may và Thiết kế thời trang đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đây là hội thảo chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngành Công nghệ May và Thiết kế thời trang, đồng thời cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 55 năm ngày truyền thống trường (21/12/1966 - 21/12/2021).

Tham dự Hội thảo có ông Wang Li Bing – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan; Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10; Ông Trương Minh Hải – Phó Giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội; Bà Nguyễn Thu Phượng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Bà Trần Thị Mai Yến – Giám đốc Trung tâm Pháp ngữ Châu Á – Thái Bình Dương.

Về phía trường Đại học SPKT Hưng Yên có PGS.TS. Trương Ngọc Tuấn – Nguyên Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng ban tổ chức Hội thảo, thầy Lê Tiến Đăng – Trưởng Cơ sở Mỹ Hào, TS Lưu Hoàng – Trưởng khoa CN May & Thời trang, TS Vũ Hồng Sơn – Phó Trưởng phòng Quản lý KHCN & HTQT, ThS. Nguyễn Hữu Hợp – Phó Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, TS Nguyễn Văn Hậu – Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, ThS. Đặng Vân Anh – Bí thư Đoàn trường, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Truyền thông.

Hội thảo đã đón tiếp gần 200 khách tham dự bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp là các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc lĩnh vực Sư phạm; May & Thiết kế thời trang, các doanh nghiệp may mặc và các nghiên cứu viên. Đã có gần 40 công trình khoa học đề xuất báo cáo và in trong Kỷ yếu tại Hội nghị của các tác giả đến từ khắp các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Các chủ đề chính tập trung chủ yếu hướng tới phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực May và Thiết kế thời trang theo định hướng phát triển năng lực. Đây là cơ hội tốt cho các giảng viên, các nhà khoa học và doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ May và Thiết kế thời trang nhằm phục vụ tốt hơn như cầu về nguồn nhân lực và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng. Dự kiến các báo cáo được đánh giá cao sẽ được lựa chọn để đăng trên Tạp chí Giáo dục và Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp.

Ban tổ chức Hội thảo

Video