KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO “NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP”

Đăng ngày 414 lượt xem

            Những năm gần đây, liên kết đào tạo giữa “Nhà trường và Doanh nghiệp” được các trường Đại học rất coi trọng, mục tiêu quan trọng là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp (DN).

          Nắm bắt tình hình đó Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên trong nhiều năm qua đã liên kết chặt chẽ và ký kết hợp tác với rất nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế  như: Tổng Công ty Đức Giang - CTCP; Tổng Công ty May 10 - CTCP; Công ty TNHH PAERL GLOBO Việt Nam; Công ty TNHH MASCOT Việt Nam; Công ty CP May & Dịch vụ Hưng Long; Công ty TNHH May Cao cấp Việt Hào; Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam, Công ty TNHH May Unitedtex Việt Nam..... Đây cũng là một thế mạnh lớn trong đào tạo tại khoa Công nghệ May & Thời trang nhằm mục tiêu liên kết đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ và thực hiện phương châm đào tạo “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nhà trường gắn liền với Doanh nghiệp”.  Khoa Công nghệ May & Thời trang khi xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) đã khảo sát nhu cầu thị trường và DN. Từ đó xây dựng khung chương trình, biên soạn và cải tiến bài giảng sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Hình 1. Hình ảnh làm việc và ký kết hợp tác Doanh nghiệp

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy mô hình hợp tác Doanh nghiệp tại khoa Công nghệ May và thời trang:

Thứ nhất: Tăng cường phối hợp với DN để giải quyết các vấn đề thực tế của DN ngay khi sinh viên còn đang theo học tại trường. Phối hợp cùng DN cho sinh viên được tham quan, thực tập tại các DN may để tìm hiểu về công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp, tiếp cận các thiết bị hiện đại nhằm giúp các bạn sinh viên thấy rõ được tầm quan trọng về ngành học, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, làm động lực thúc đẩy mục tiêu và tinh thần học tập của bản thân.

 

Hình 2. Sinh viên tham quan, thực tập tại Doanh nghiệp

Thứ 2: Khoa liên tục mở các khóa đào tạo tại DN như: Bồi dưỡng cán bộ quản lý sản xuất, tổ trưởng, chuyền trưởng; Nghiệp vụ QC; Nghiệp vụ IE; Quản lý đơn hàng dệt may; Tiếng anh chuyên ngành may,……được các DN may đánh giá rất cao.

Hình 3. Bế giảng khóa đào tạo tại Doanh nghiệp

Thứ 3: Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất thông qua các hình thức như: trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt, xây dựng phòng Thực hành, Showroom...

Hình 4. Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam trao học bổng cho sinh viên

 

Hình 5: Phòng Showroom do Tổng Công ty Đức Giang tại trợ

Thứ 4: Khoa thường xuyên kết hợp cùng DN để tổ chức các buổi “Tư vấn định hướng việc làm” tạo môi trường để các DN tiếp cận, tìm kiếm đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đó cũng là một cơ hội cho các bạn sinh viên thử thách khả năng của bản thân. Qua các buổi tư vấn nhiều sinh viên năm cuối đã lựa chọn được vị trí việc làm và DN sẽ làm sau khi tốt nghiệp.

Hình 6. Doanh nghiệp trong buổi “Tư vấn định hướng việc làm”

Thứ 5: DN chính là các nhà tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp, vì vậy DN cùng tham gia vào đào tạo bằng cách đóng góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, việc hợp tác với các doanh nghiệp may tại Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có ý nghĩa rất quan trọng, giúp sinh viên được tiếp cận, cọ sát với môi trường thực tế, thực hiện mục tiêu chung của nhà trường là “Đào tạo theo định hướng ứng dụng”.

Nguồn Trung tâm PTSP & HTDN - Khoa Công nghệ May & Thời trang

? Liên hệ với chúng tôi:

Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

 

 

            

             

 

Video