"KINH DOANH THỜI TRANG VÀ DỆT MAY” NGÀNH ĐÀO TẠO CUNG CẤP NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Đăng ngày 640 lượt xem

        Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là trường Đại học kỹ thuật thuộc khu vực phía Bắc, đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa trình độ đào tạo về các mảng: đào tạo Sau đại học, đào tạo trình độ đại học, cao đẳng các chuyên ngành Khoa học Kỹ thuật, công nghệ, giáo viên dạy nghề, giáo viên kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng, theo định hướng nghề nghiệp. Với mục tiêu phát triển xây dựng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và Công nghệ trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp có chất lượng cao cho các chuyên ngành trong các lĩnh vực: sư phạm kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ; theo đúng tinh thần Nghị Quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

        Được sự hỗ trợ đào tạo và tư vấn của dự án đào tạo nghề GTZ Cộng hòa liên băng Đức cho ngành Công nghệ may thuộc khoa Công nghệ May & Thời trang từ những năm 1996. Qua các cuộc khảo sát nhu cầu lao động ngành công nghiệp Dệt May tại Việt Nam, dự báo xu hướng nghề nghiệp của các nước tiến tiến trên thế giới và sự kết hợp của các chuyên gia đến từ Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Khoa Công nghệ May & Thời trang đã xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tiễn và dần được khẳng định thương hiệu đào tạo với các doanh nghiệp tuyển dụng trong khu vực. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thời trang và Dệt may được phát triển gồm 02 chuyên ngành: Kinh doanh thời trang và Quản lý đơn hàng dệt may.         Đây là một trong những chương trình được phát triển theo định hướng nghề nghiệp giúp sinh viên có quyền được lựa chọn những chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích của mình.

        Kinh doanh thời trang và Dệt may là chương trình đào tạo được đánh giá cao từ các Doanh nghiệp, Văn phòng đại diện tuyển dụng, đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao cho ngành công nghiệp Dệt - May hiện nay. Mục tiêu đào tạo trang bị cho sinh viên đầy đủ những kiến thức về nghiên cứu thị trường sản phẩm thời trang, hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang, cách tính giá, quản lý đơn hàng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng, quản lý xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế & các hoạt động đàm phán, xúc tiến thương mại trong kinh doanh sản phẩm thời trang.

        Đội ngũ Giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, có nhiều kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, có trình độ ngoại ngữ, được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn tại Ấn Độ, Indonesia. Đặc biệt, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp, Sinh viên chuyên ngành Kinh doanh thời trang và Dệt may được thực tế qua các kỳ thực tập tại các Văn phòng đại diện (Buying House); các bộ phận của Doanh nghiệp dệt may như Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường, Phòng kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng kế hoạch, Bộ phận quản lý đơn hàng, Bộ phận Quản lý chất lượng.

Hình ảnh sinh viên thực tập tốt nghiệp tại các Doanh nghiệp, Văn phòng đại diện

        Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm xây dựng đồ án, bài tập lớn, các bài tập tình huống tập trung nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong việc ứng dụng các kiến thức lý thuyết giải quyết vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp. Nhằm nâng cao kết quả giảng dạy và học tập, Khoa Công nghệ May & Thời trang được trang bị thiết bị đa dạng, hiện đại. Phòng thí nghiệm giúp xác định đặc tính của vật liệu; Trung tâm nguồn lực (Sourcing Center) cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn nguyên phụ liệu dệt may trong và ngoài nước; Phòng máy tính được kết nối Internet giúp Sinh viên giao dịch và đàm phán trực tiếp với khách hàng trong và ngoài nước tại các buổi học thực hành nghiệp vụ Merchandiser.

 

 

Hình ảnh các buổi học thực hành nghiệp vụ chuyên sâu của Sinh viên ngành Kinh doanh thời trang và Dệt may

        Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho phương thức sản xuất CMT như chi phí lao động thấp dần mất đi. Các nhà sản xuất dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh lớn hơn, đòi hỏi các nhà cung cấp phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành cạnh tranh và thời hạn giao hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang dịch chuyển dần từ gia công với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất trọn gói (OBM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn. Với sự chuyển dịch hình thức sản xuất đòi hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao. Việc đào tạo ra các Cử nhân Kinh doanh thời trang, Merchandiser chuyên nghiệp là rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Năm 2015, Khoa Công nghệ May & Thời trang đào tạo trình độ Thạc sĩ khoá 1 chuyên ngành Quản trị kinh doanh thời trang.

 

 

Hình ảnh vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thời trang và Dệt may tại các Doang nghiệp, Văn phòng đại diện

        Hy vọng rằng, với sự đầu tư, tâm huyết xây dựng và phát triển chương trình, qui mô đào tạo của Khoa, của Nhà trường sẽ góp phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Dệt - May nói riêng.

Video