GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY (GARMENT TECHNOLOGY)

Đăng ngày 4890 lượt xem

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

(GARMENT TECHNOLOGY)

            

Ngành Công nghệ May là gì?

Là ngành đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, đảm bảo về thẩm mỹ, sản lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp Dệt may có xu hướng yêu cầu cao hơn về trình độ nghề, tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân, kỹ sư ngành Công nghệ may với mức lương vô cùng hấp dẫn và chế độ ưu đãi tốt.

Mục tiêu đào tạo:

Kỹ sư ngành Công nghệ May được trang bị các khối kiến thức cụ thể:

  • Trang bị cho các kỹ sư kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong ngành may và thời trang môi trường trong nước, quốc tế.
  • Có năng lực xây dựng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quản lý, phát triển sản phẩm may và thời trang, vật liệu và xử lý hoàn tất sản phẩm may…
  • Có khả năng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và có ý thức, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

 

 

 

Nội dung đào tạo:

Ø Chuyên ngành Thiết kế kỹ thuật sản phẩm

Sinh viên được học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm kết hợp lý thuyết và thực hành về thiết kế mẫu, thiết kế mẫu rập sản phẩm. Người học kiến tạo nên bản gốc thiết kế mẫu, dựa vào mẫu chuẩn này, người thiết kế điều chỉnh nhảy size lên xuống, rồi sau đó cho sản xuất, gia công hàng loạt để đưa ra thị trường. Thực hiện ứng dụng một số phần mềm để thực hiện thiết kế mẫu, nhảy mẫu, giác sơ đồ.., phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

  • Chuyên ngành Thiết kế Thời trang

Sinh viên được học tập thông qua các mô hình tìm hiểu xu hướng, ý tưởng,  thiết kế, phác họa các bộ sưu tập để từ đó ứng dụng đưa vào sản xuất. Thực hiện ứng dụng một số phần mềm và phát triển sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

  • Chuyên ngành Thiết kế Đồ họa Thời trang

Sinh viên được học tập thông qua hoạt động thiết kế sản phẩm quảng cáo tới người tiêu dùng. Bắt đầu bằng ý tưởng sáng tạo và dùng các công cụ thiết kế thể hiện và truyền đạt những thông điệp truyền thông đến khách hàng

  • Chuyên ngành Quản lý và Sản xuất thông minh

Sinh viên được được học tập thông qua mô hình lý thuyết và thực hành về quản lý và sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, hiệu quả. Các kiến thức về quản lý sản xuất giúp nắm bắt thông tin rõ ràng, mạch lạc từ mọi phòng ban, theo dõi tiến độ sản xuất mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác. Ứng dụng một số phần mềm quản lý sản xuất thông minh mong muốn đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành may cũng như giúp các doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường dệt may trong nước và Quốc tế.

  • Chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ hoàn tất Sản phẩm Dệt may

Giúp người học có kiến thức về nguyên phụ liệu ngành may, thuốc nhuộm, quá trình hoàn tất sản phẩm. Được nghiên cứu, tìm hiểu về cấu tạo vật chất của vật liệu may, vải may Vải may mặc, Phụ liệu may. Xử lý hoàn tất vật liệu may, Xử lý hoàn tất sản phẩm may, thực hành nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Đặc biệt được thực hành các phương pháp: Nhuộm, in Pigment, xử lý chống thấm, xử lý chống cháy, giặt mài, tẩy trắng, tẩy bẩn, xây dựng nhãn sử dụng…. phục vụ yêu cầu phát triển ngành may mặc với xu thế chung của xã hội và hội nhập quốc tế.

Cơ hội nghề nghiệp: Các vị trí nghề nghiệp mà người học có thể đảm nhận:

  • Chuyên ngành Thiết kế kỹ thuật sản phẩm
  1. Bộ phận thiết kế mẫu kỹ thuật, phòng kỹ thuật
  2. Bộ phận nghiên cứu KT và may mẫu
  3. Bộ phận xây dựng tài liệu kỹ thuật
  4. Cán bộ, nhân viên các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành May & Thời trang.
  • Chuyên ngành Thiết kế Thời trang
  1. Nhà thiết kế thời trang
  2. Bộ phận tổ chức sự kiện thời trang
  3. Bộ phận thiết kế trưng bày sản phẩm thời trang
  4. Stylist cho thương hiệu thời trang
  1. Chuyên viên tư vấn thời trang
  2. Cán bộ, nhân viên các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành May & Thời trang.
  • Chuyên ngành Thiết kế Đồ họa Thời trang
  1. Chuyên viên thiết kế về truyền thông quảng cáo, tổ chức sự kiện
  2. Bộ phận thiết kế quảng cáo, thiết kế thời trang, in ấn sản phẩm
  3. Bộ phận thiết kế đồ họa, thiết kế website
  1. Làm việc tại tòa soạn, nhà xuất bản, xưởng truyện tranh, cơ quan truyền hình, báo chí
  2. Cán bộ, nhân viên các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành May & Thời trang.
  • Chuyên ngành Quản lý và Sản xuất thông minh
  1. Chuyên gia về quản lý sản xuất
  2. CEO ngành may và thời trang
  3. Nhân viên giám sát quy trình sản xuất
  4. Quản lý chất lượng sản phẩm, cải tiến sản xuất
  5. Quản đốc sản xuất
  6. Quản lý chuyền, chuyền trưởng
  1. Tư vấn sản xuất, sản xuất thông minh
  2. Cán bộ, nhân viên các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành May & Thời trang.
  • Chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ hoàn tất Sản phẩm Dệt may
  1. Bộ phận nghiên cứu NPL tại các Doanh nghiệp may
  2. Quản lý Dệt nhuộm tại các Nhà máy Dệt nhuộm
  3. Bộ phận nghiên cứu tại các viện Dệt may
  4. Nhân viên phòng kỹ thuật phát triển sản phẩm
  5. Bộ phận quản lý thu mua nguyên phụ liệu
  6. Chuyên gia hải quan
  1. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo.
  2. Cán bộ, nhân viên các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành May & Thời trang.
Video